Chuyện quần áo.

Hôm nay mình đọc được một bài báo ở Forbes.com có tựa đề: What your clothes say about you. Trong đó có một thuật ngữ làm mình ấn tượng và thấy nó đúng ít nhất là với chính bản thân mình. 

Enclothed cognition”, dịch nôm na là nhận thức của việc ăn mặc. Nó được định nghĩa là “the systematic influence that clothes have on the wearer’s psychological processes”, một cách đơn giản dễ hiểu là quần áo có tác động tới cảm xúc/tâm lí của ta.

What your clothes are saying to you, not about you, and how they make you feel.

Một nghiên cứu ở trường Northwestern University đã được thực hiện để chứng minh cho luận điểm này. Những người tham gia sẽ được mặc áo blouse trắng giống hệt nhau, một số sẽ được bảo đó là áo blouse trắng của bác sĩ, và số còn lại sẽ được bảo đó là áo của những người vẽ tranh. Tất cả mọi người được chỉ định làm cùng một công việc. Kết quả là những người được bảo là mang áo bác sĩ hoàn thành công việc cẩn trọng, tỉ mỉ và nghiêm túc hơn nhóm người được bảo là áo của người vẽ tranh. Điều đó chứng minh rằng quần áo đã có ảnh hưởng tới suy nghĩ, ý thức và sau đó chi phối hành động của họ.

Cũng dễ hiểu tại sao sau những lần chia tay, thất bại, sau một biến cố, hay đơn giản là vừa trải qua một ngày u ám, nhiều người chọn đi shopping, thay đổi phong cách ăn mặc vì cùng là một con người, nhưng đồ áo và những đổi mới làm tâm trạng người ta tốt hơn (ít nhất là tạm thời).

 “when you dress in a certain way, it helps shift your internal self”. 

Cả trong công việc/cuộc sống hằng ngày cũng thế, khi các diễn viên kịch tập bài, mọi người thường mặc đồ, hóa trang vào nhân vật để có thể nhập vai tốt hơn, vì khi đó quần áo đã tác động tới “internal self” của họ, “shift” suy nghĩ của họ sang một con người/một nhân vật khác.

Bởi thế, đừng ăn mặc dựa vào cảm xúc của mình, nhưng hãy chọn đồ áo dựa vào việc mình muốn cảm thấy thế nào. Đồ áo không chỉ gửi thông điệp tới cho mọi người xung quanh mình nhưng còn là cho chính mình, chính bản thân của mình – điều quan trọng nhất.

Từ những ngày còn đi học ở quê, mình đã từng ước ao được lớn nhanh, được đi làm, được mặc đồ công sở. Vì với mình đó là cảm giác của sự thành công – ổn định, sự tự tin – trưởng thành, sự văn minh – sạch sẽ toát mùi hương của học thức. Mỗi lần nhìn ba mẹ bận những bộ đồ làm nông đã sờn, đã cũ hay có chỗ bung chỉ, mình chỉ toàn thấy sự vất vả, cực khổ, dãi nắng dầm mưa ngày qua ngày. Và vì mình có sự lựa chọn, vậy sao tại lại không chọn điều tốt nhất!

Giờ mình đã đi làm. Ở môi trường làm việc nước ngoài, mọi thứ thật văn minh và con người được đối xử bình đẳng. Chẳng ai đánh giá ai qua ngoại hình, hay qua cách ăn mặc. Nhưng mình luôn chỉnh chu và tươm tất mỗi khi đi làm vì mình tôn trọng cảm xúc của chính mình và vì đó là khi ước mơ thành hiện thực. 

Mình không phải là người có gu ăn mặc thời thượng hay thẩm mỹ tốt. Mình ăn bận rất bình thường nhưng mình không luộm thuộm, cầu kì, bừa bãi. Mỗi sáng, mình không thức dậy vội vàng vớ đại lấy một bộ đồ vùi chất đống trong tủ, nhăn nhúm, lùng bùng, xộc xệch và bước ra đường. Mình đã chọn quần áo từ tối, nếu có cần ủi thì cũng đã làm từ tối, như thế khi di chuyển quần áo cũng đỡ nhăn hơn là đợi tới lúc mặc mới vội vàng hì hục ủi đồ. Dù cho tâm trạng của mình hôm đó có thế nào đi chăng nữa, hay tối qua vừa khóc một trận mắt sưng vù lên, thì sáng thức dậy, mình vẫn ăn mặc sạch, gọn, phẳng phiu và đẹp theo cách của mình, vì mình tin rằng quần áo đã là một phần làm ngày mới của mình tốt hơn lên rồi.

Mình chuẩn bị đồ ngày mai đi làm.

Mình yêu quý đồ áo lắm! Thế có tốt không nhỉ? 

Mỗi lần buồn chán, và không muốn suy nghĩ gì, mình thích bật nhạc lớn và ngồi xếp lại tủ đồ. Thế có khùng không nhỉ? 

Mình làm thế vừa để đồ áo luôn ngăn nắp, vừa để kiểm tra xem có cái nào bung chỉ/ rơi nút/ sờn rách không. Nhiều khi còn là để lọc quần áo, những cái nào đã cũ, không mặc tới, đã chật hay không còn thích nữa thì mình gom lại mang xuống thùng đồ cũ được đặt ở dưới chung cư.

Mình trân trọng đồ áo như trân trọng từng cảm xúc của mình vậy đó!

2 bình luận cho “Chuyện quần áo.”

    1. Cảm ơn Linh vì đã đọc bài Lily viết.

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: